Bóng Đá Plus trên MXH

Ghi chép: Điền kinh & bơi lội, hay chuyện đi du học
09:39 ngày 12/06/2015
“Vàng rồi, vàng rồi nhé!”, ngồi trên khán đài, HLV Nguyễn Trọng Hổ đã hét lên vui sướng khi học trò Lê Trọng Hinh giành tấm HCV lịch sử môn điền kinh nội dung 200m nam.

    Trọng Hinh là ai, thật ra chẳng nhiều người biết cho đến khi chàng trai 19 tuổi đến từ xứ Thanh này giành HCV ở nội dung vốn được coi là “vùng trắng” với điền kinh Việt Nam. Còn HLV Nguyễn Trọng Hổ tự hào rằng: “Đó là “gà nhà” mà tôi đào tạo chứ chẳng phải đi Tây tập huấn”. 

    Đúng thế, điền kinh Việt Nam đã đạt những mục tiêu lớn khi được cấp kinh phí đi Mỹ du học. Đó là Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Huyền, Quách Thị Lan và Nguyễn Thị Thúy - tổ tiếp sức đã giành HCV ở nội dung 4x400m chiều qua. Trong đó, Quách Thị Lan được đầu tư dài hạn. Nhưng chính Lan đang cảm thấy thất vọng nhất bởi ngoài nội dung 4x400m thì cô gái này thi đấu chưa đúng sức ở đại hội lần này. 

    Một số người bạn, đồng nghiệp của Quách Thị Lan từng “chê” Mỹ để về Việt Nam tập huấn lại đang thi đấu thăng hoa. Đó là Nguyễn Thị Huyền, người phá kỷ lục SEA Games ở nội dung 400m rào nữ, đồng thời đạt chuẩn B tham dự Olympic 2016 tại Brazil. Ngoài ra, cũng phải kể đến những tấm HCV kiểu tập huấn “hương đồng gió nội” ở Trung tâm Miếu Môn của Nguyễn Văn Huệ - VĐV dành vinh quang ở nội dung 10 môn phối hợp; hay Dương Văn Thái ở cự ly 800m và 1.500m; Đỗ Thị Thảo ở nội dung 800 và 1500m; Nguyễn Văn Lai ở nội dung 10.000m nam… đều ăn, ở và tập ở Trung tâm huấn luyện QG I (Nhổn, Hà Nội)


    Đương nhiên, cái gì cũng có 2 mặt, mà theo HLV Nguyễn Trọng Hổ thì: “Qua chuyến đi Mỹ, điền kinh Việt Nam học được nhiều, nhưng có những cái rất chuyên biệt, không thể áp dụng cho các VĐV của ta, bởi cơ địa, tâm sinh lý, ăn uống rất khác. Chính vì thế, cần phải linh hoạt để hợp lý hơn, đấy là điều mà HLV nội vẫn hơn HLV ngoại vì họ hiểu tính cách, con người của VĐV Việt Nam. Chúng ta cần phải có nhiều thời gian, khoảng 3-4 năm nữa mới có thể hiểu và áp dụng hiệu quả hơn, còn bây giờ cây nhà lá vườn đôi khi lại tốt”.

    Nhìn điền kinh lại nhớ sang bơi lội, ai cũng nghĩ rằng, Mỹ là “cái nôi” của bơi lội thế giới. Ví như VĐV nổi tiếng của chủ nhà Singapore là Schooling, nhưng ít ai biết rằng, “kình ngư” này đã quen với văn hóa Mỹ, học tập và tập luyện 4-5 năm qua tại xứ cờ hoa.

    Hay Nguyễn Thị Ánh Viên - “huyền thoại” của SEA Games - để có thành công ban đầu, cô phải cám ơn bơi lội Mỹ. Nhưng nó chỉ là một phần, bởi như HLV Đặng Anh Tuấn tiết lộ: “Không phải VĐV nào đến Mỹ đều có thể  lấy HCV và vô địch thế giới, bởi nó còn là câu chuyện văn hóa, thích nghi, ăn uống, tính cách con người… Ánh Viên cũng thế. Những ngày đầu cho đến bây giờ, tôi vẫn theo sát cô ấy với tư cách là người thầy, người cha, người anh, người bạn... Đó là lý do, Ánh Viên hòa nhập nhưng không hòa tan và có được thành công ban đầu”.

    Rõ ràng, đi “Tây” du học là cần những con tính chứ không phải cứ xuất ngoại là “gặt vàng” như nhiều người nghĩ!

    “Ở Việt Nam cũng rất tốt”
    “Điều kiện cơ sở vật chất của Việt Nam cũng rất tốt, hơn thế nữa ăn uống phù hợp, đặc biệt là tâm tư tình cảm luôn ổn định nên tập luyện thi đấu ổn định hơn”, VĐV Lê Trọng Hinh cho biết.
    Đức Nguyễn (từ Singapore) • 09:39 ngày 12/06/2015

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay