Qua đó, Mastercard cũng sẽ là hệ thống thanh toán đầu tiên loại bỏ dần công nghệ cũ đã có từ những năm 1960 này. Châu Âu sẽ là khu vực đầu tiên trên thế giới được áp dụng chính sách mới này, sau đó thì khoảng năm 2027, Mỹ sẽ là quốc gia tiếp theo áp dụng chính sách loại bỏ dải từ tính trên các thẻ của Mastercard. Từ năm 2029, toàn bộ các thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng mới của Mastercard đều sẽ được thiết kế “không dải từ tính”, và dự kiến đến năm 2033, dải từ tính sẽ bị loại bỏ khỏi toàn bộ các loại thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng của Mastercard được lưu hành trên thế giới.
Các dải từ tính trên thẻ là một cải tiến lớn so với công nghệ sử dụng các máy in chìm phẳng (hay còn gọi là “máy in dập ngón tay”) mà nhân viên thu ngân từng phải sử dụng để ghi chi tiết thẻ. Nhưng vào những năm 1990, tiêu chuẩn chip EMV toàn cầu ra mắt đã giúp việc bảo mật các chi tiết của chủ thẻ được đảm bảo an toàn hơn, khi các chip nhỏ được gắn tích hợp vào thẻ. Ngày nay, 86% giao dịch thẻ trực tiếp trên toàn cầu đều sử dụng chip EMV. Công nghệ này thường sử dụng phương thức xác thực bằng mã PIN, bên cạnh đó thì xác thực bằng dấu vân tay hoặc các phương thức sinh trắc học khác cũng đang đang dần phổ biến, và được đánh giá là giải pháp xác thực thay thế an toàn hơn cả.
Bên cạnh đó, số lượng các “giao dịch không tiếp xúc” được thực hiện đã tăng 1 tỷ giao dịch trong quý đầu tiên của năm 2021 so với năm 2020. Trên toàn cầu, 45% giao dịch thanh toán trực tiếp trong quý hai năm 2021 là các “giao dịch không tiếp xúc”. Tuy các dạng thẻ gắn chip được đánh giá là công nghệ tiếp nối của thẻ sọc từ tính, Mastercard cũng cho biết thêm rằng việc thanh toán không tiếp xúc - kiểu thanh toán được thực hiện bằng một loại thẻ đặc biệt khác hoặc bằng công nghệ kỹ thuật số thông qua các ứng dụng trên smartphone, cũng đã phát triển rất nhanh và đặc biệt được ưa chuông trong thời kỳ đại dịch hiện nay, và được dự đoán sẽ là công nghệ thanh toán được ưa chuộng hơn cả trong thời gian sắp tới.