1. Bạn biết rằng thành phố cảng Liverpool có 2 biểu tượng văn hóa lớn, là CLB bóng đá Liverpool và ban nhạc The Beatles. Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều bài viết thể thao trong đó The Beatles được đưa ra như một sự liên tưởng với Liverpool FC (như chính bài viết này).
Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi: tứ quái huyền thoại này, bản thân họ có yêu Liverpool FC?
Rất nhiều, rất nhiều CĐV Liverpool muốn tin rằng có, vì họ muốn hợp nhất 2 niềm tự hào của thành phố. Có một cơ sở rất thuyết phục để họ tin điều đó. Bìa album thứ 8 của The Beatles, đĩa Sgt. Pepper, có hình ảnh của nhiều nhân vật nổi tiếng. Trong số những người xuất hiện trên bìa đĩa, bên cạnh những huyền thoại như triết gia Karl Marx, minh tinh Marilyn Monroe, nhạc sỹ Bob Dylan, còn có Albert Stubbins – một tiền đạo không quá nổi tiếng của CLB Liverpool trong thập kỷ 50
Nhưng hóa ra The Beatles chả thích gì Liverpool. Tới tận năm 2006, người ta mới phỏng vấn Ringo và phát hiện ra rằng ông này là CĐV của Arsenal. Paul McCartney là CĐV Everton, thậm chí nhà tỷ phú âm nhạc từng có ý định đầu tư cho The Toffees quãng năm 2000.
John Lennon thì sao? Chưa bao giờ thấy quan tâm đến bóng đá. Còn George Harrison? Từng nổi nóng khi người ta hỏi ông thích CLB nào.
Thế tại sao họ lại chọn một tiền đạo Liverpool không nổi tiếng cho bìa đĩa, đứng bên cạnh những danh nhân của lịch sử?
2. Có người bảo rằng John Lennon đã chọn Albert Stubbins lên bìa đĩa chỉ vì ông thích tên của cầu thủ này, nghe vui vui.
Nhưng hãy đưa ra một giả thiết khác, rộng hơn: họ không phải CĐV Liverpool, nhưng họ đưa Liverpool bìa đĩa đơn giản là bởi họ ý thức được rằng CLB Liverpool cũng là một biểu tượng, một biểu tượng mà cho dù yêu hay ghét hay vô cảm, người ta vẫn vô thức thừa nhận giá trị của nó.
Brendan Rodgers đã từ chối Tottenham vào năm 2012 để tiếp quản Liverpool cho dù ở thời điểm đó thì rõ ràng là Spurs triển vọng không kém nếu không muốn nói là hơn. Đến bây giờ bạn sẽ vẫn bắt gặp những cầu thủ nói rằng được đến chơi cho Liverpool là mơ ước của họ, sẽ vẫn thấy CLB này cạnh tranh cùng các đại gia hàng đầu để theo đuổi những tên tuổi hàng đầu, điều mà Tottenham dù có tiền cũng không làm được.
Cái tên của đội bóng này vẫn có sức mạnh lớn đến mức sau hơn 2 thập kỷ không có một chức vô địch nước Anh nào, giá trị thương hiệu của họ vẫn cao thứ 3 nước Anh (sau M.U và Arsenal), giá trị hợp đồng tài trợ áo đấu xếp thứ 2 (sau M.U, và vài năm trước vẫn là số 1).
Cái tên của họ, ám ảnh như một khúc nhạc của The Beatles. Người ta thậm chí chưa từng sở hữu cái đĩa nào của ban nhạc này để nhận ra, đây là bài Yesterday.
3. Cái tên khiến cho họ thi đấu hiên ngang trước các đội bóng lớn khác, làm nên những điều ngoạn mục tại Champions League ngay cả trong những giai đoạn suy thoái.
Nhưng cũng cái tên, khiến họ liên tục phải sống trong áp lực. Đội bóng này, có thể vài năm không dự Champions League và trải qua nhiều cuộc khủng hoảng, đập đi xây mới phần lớn đội hình, nhưng hễ tiến gần tới ngôi đầu thì họ phải đặt ra mục tiêu... vô địch.
Blackburn Rovers, nhà vô địch Premier League năm 1995 (tức là còn gần hơn Liverpool), Tottenham, Everton hay Newcastle có phải chịu áp lực này nếu xếp thứ 2 trên BXH? Tất nhiên là không. So sánh vậy là khập khiễng.
Bây giờ mục tiêu của Liverpool là vô địch. Và cơ sở lớn nhất, vẫn là cái tên. Hãy cầu chúc cho họ may mắn.
Lăng kính: Liverpool - Cái tên đầy sức mạnh
Cái tên của đội bóng này vẫn có sức mạnh lớn đến mức sau hơn 2 thập kỷ không có một chức vô địch nước Anh nào, giá trị thương hiệu của họ vẫn cao thứ 3 nước Anh (sau M.U và Arsenal), giá trị hợp đồng tài trợ áo đấu xếp thứ 2 (sau M.U, và vài năm trước vẫn là số 1).
Đức Hoàng • 09:48 ngày 21/12/2013
Lưu ý: Khi đăng ký nhận tin tức qua email, đồng nghĩa với việc bạn đã đọc kỹ và điều khoản Tạp chí Bóng đá đã đưa ra.
chấp thuận các
Lê Công Vinh nhận vinh dự chưa từng có trong lịch sử bóng đá Việt Nam
Việt Nam
20:03 ngày 13/11/2024