Điều đó cho thấy trật tự từ trên xuống dưới ở Brazil ít ổn định hơn. Thật ra, 3 CLB về đích trong tốp 8 của giải đấu mùa trước là những đội mới thăng hạng. Một vài con số khác còn nói lên nhiều điều hơn. M.U, Chelsea, Manchester City, Tottenham Hotspur, Liverpool, Arsenal và Everton đã đứng trong tốp 8 trong cả 4 mùa gần nhất (tất cả ở trong tốp 8 mùa này). Cũng 7 CLB đó đã nắm các vị trí trong 8 đội dẫn đầu kể từ năm 2009.
Trong cùng kỳ, La Liga của TBN có 3 CLB liên tục có mặt trong tốp 8 (Barcelona, Real Madrid và Valencia) và Serie A của Ý là 4 đội (Juventus, Milan, Napoli và Roma). Còn Brazil? Không CLB nào đứng trong tốp 8 liên tục trong 3 mùa vừa qua, chứ đừng nói là 4 đội. Thật ra, Fluminense, đội vô địch, đã xếp thứ 17 và lẽ ra phải rớt hạng nếu như không có án phạt đầy tranh cãi với Portuguesa vì đội này cho ra sân 1 cầu thủ không đăng ký.
Fluminense vừa giành ngôi vô địch Brazil 2013
Có nhiều lý do tại sao giải đấu lại diễn biến như thế. Các khoản lương và chi phí chuyển nhượng có thay đổi, nhưng ở Nam Mỹ, Copa Libertadores không phải là con gà đẻ trứng vàng cho các đội như Champions League ở châu Âu và các nhà tài phiệt đầu tư bóng đá ở đó cũng không ở quy mô của những Sheikh Mansour hay Roman Abramovich.
Khoảng cách đi lại dài, lịch thi đấu rắc rối và điều kiện sân bãi tồi tệ cũng khiến lợi thế sân nhà lớn hơn ở Brazil. Trong 3 giải đấu châu Âu, các đội khách thắng 28%, ở Brazil, tỉ lệ này chỉ là 23%, giúp giải đấu cân bằng hơn.
Tình trạng sở hữu của bên thứ 3 cũng khiến các cầu thủ hàng đầu được chia nhỏ ra, thay vì tập trung ở các CLB lớn và tất nhiên, khi một đội bóng chơi tốt, họ có nguy cơ mất những ngôi sao cho các đội châu Âu, khiến họ ít có cơ hội lặp lại thành tích của mình. Chẳng hạn, Atletico Mineiro, về nhì năm 2012, đã bán Bernard cho Shakthar Donetsk với giá 22 triệu bảng vào giữa mùa trước.
Cuộc đua đến ngôi vô địch Premier League vẫn chỉ là cuộc cạnh tranh của những đội bóng lớn
Ở Premier League, thật khó tin là Manchester United có thể suýt rớt hạng hay Hull City, Cardiff và Crystal Palace đồng loạt xếp thứ 3, 5 và 6 mùa này (giống các đội mới thăng hạng làm được ở Brazil). Và nếu Chelsea, Liverpool và West Bromwich Albion là các 3 đội duy nhất có thể lặp lại thành tích tốp 8 mùa trước, thì Premier League sẽ ra sao? Hay hơn hay tệ hơn?
Có lẽ các CĐV đều sẽ háo hức với điều đó. Thành tích như thế đồng nghĩa với việc sự giàu có được chia sẻ công bằng hơn. Có nghĩa là hơn một nửa các CLB sẽ có hy vọng giành chức vô địch. Các đội nhỏ dễ thu hút những tài năng lớn hơn, vì một mùa giải thành công đồng nghĩa với quyền dự Champions League.
Nhưng cái giá phải trả sẽ là không nhỏ. Những nhà tài phiệt sẽ ghét sự bất ổn đó. Các dòng thu nhập của CLB sẽ rất khó đoán và các CLB lớn sẽ rụt rè trong việc mua cầu thủ, các nhà đầu tư thì thận trọng hơn trước khi mua đội bóng. Giới truyền hình cũng sẽ không hài lòng. Ở Premier League, một trận Manchester United - Liverpool luôn đảm bảo đám đông khán giả dù cho họ ở giữa bảng xếp hạng, liệu trận West Ham - Hull City có làm được như thế ngay cả họ đang dẫn đầu. Các nhà tài trợ cũng không thích. Nếu bạn ký hợp đồng dài hạn với một thương hiệu lớn như Man United, bạn muốn được đảm bảo rằng mỗi mùa họ đều xuất hiện liên tục thông qua đấu trường châu Âu và các trận đấu đông khán giả, ở quy mô toàn cầu.