Không thể phủ nhận tài năng của Enrique, khi ông đã rất dũng cảm để thay đổi Barca và đưa đội bóng này đến thành công theo một con đường chưa từng ai đi trước đó. Nhưng trong bối cảnh rối ren phía sau hậu trường Barca vào lúc này, tương lai của ông chưa thể được đảm bảo. Enrique đã xa rời triết lí tiqui-taca, điều có thể khiến ông mất ghế nếu một vị chủ tịch nhiều định kiến và ưa hình ảnh nào đó lên cầm quyền tại sân Nou Camp vào mùa Hè này. Khi đó, những danh hiệu cũng không thể cứu vãn được tình thế.
Nhưng hãy đừng vội cho rằng, không có Enrique, đế chế Barca sẽ sụp đổ. Nên nhớ rằng, trong một thập kỷ qua, đội bóng này đã có tới 4 lần đăng quang tại Champions League, dưới thời 3 chiến lược gia khác nhau: Frank Rijkaard, Pep Guardiola và giờ là Enrique. Điều này cho thấy thứ nền tảng mà đội bóng đang nắm giữ có sức nặng như thế nào. Nó thực sự vững chắc và mang đủ tính hệ thống để tiếp tục đưa Barca lên đỉnh châu Âu, nếu họ tìm được một cái tên phù hợp, người hiểu thứ truyền thống này.
Sức mạnh và sự hậu thuẫn về tài chính chỉ là một phần. Điều quan trọng nhất tạo nên sự nhất quán trong nền tảng của Barca phải là hệ tư tưởng của những người điều hành CLB từ trước đến nay. Huyền thoại Johan Cruyff là người đặt những viên gạch đầu tiên về triết lý bóng đá tấn công ít chạm và tổng lực cho Barca. Nó tồn tại từ thời điểm đó cho đến nay, và dù Enrique có thay đổi một vài thứ ở cách tiếp cận, thì về cơ bản, Barca vẫn được hưởng lợi từ những gì đã được rèn giũa từ hàng thập kỷ nay, bởi những gì HLV người TBN tạo ra không mâu thuẫn với tư tưởng chung.
Enrique rất hiểu cách làm bóng đá của Barca
Bên cạnh đó, ý tưởng về một lò đào tạo trẻ có thể bổ sung nhân sự trực tiếp cho đội 1, và tạo nên một hình thái bóng đá nhất quán đã tạo ra La Masia, nơi khởi đầu sự nghiệp của rất nhiều những ngôi sao hiện tại trong đội hình của Barca. Lionel Messi, Xavi và Andres Iniesta là những sản phẩm xuất chúng hơn cả. Họ đã cùng Barca lên đỉnh châu Âu vào các năm 2006, 2009, 2011 và 2015. Bên cạnh đó, không thể không kể đến những cái tên như Gerard Pique, Sergio Busquets, thậm chí là Jordi Alba, người đã được đào tạo tại La Masia, trước khi chuyển đến Valencia và rồi lại quay trở lại Nou Camp.
Hãy nhìn vào cách mà người Barca giải quyết tình thế khi Xavi, người được coi là “bộ não” của tiqui-taca, quyết định nói lời chia tay khi mùa giải kết thúc. Ivan Rakitic có thể không đẳng cấp như Xavi, nhưng anh là mắt xích phù hợp để giúp lối chơi của Barca vẫn được vận hành trơn tru. Nên nhớ, cầu thủ người Croatia chính là người mở tỉ số ở trận chung kết Champions League vừa qua, tạo tiền đề cho chiến thắng oanh liệt của Barca.
Chưa hết, Barca vẫn đứng vững khi giông bão nổi lên trong quá khứ: Sandro Rosell từ chức sau khi đưa Neymar về Nou Camp, và rồi là Carles Puyol ở vị trí trợ lý GĐTT, sau khi Andoni Zubizaretta bị sa thải, chưa kể khi tương lai của Messi liên tục bị giật những dòng tít gây sốc trên trang nhất của các nhật báo hàng đầu. Rõ ràng, khủng hoảng hậu trường không hề ảnh hưởng tới những màn thể hiện của đội bóng trên sân đấu.
Sự nhất quán giúp Barca duy trì được phong độ đỉnh cao
Không phủ nhận Enrique đã đến và đưa Barca ra khỏi những khủng hoảng, nhưng một phần là bởi ông hợp với triết lý của đội bóng này, bởi ông từng là một phần của nó. Lí do Tata Martino bị sa thải? Quá đơn giản, bởi ông không hợp. Nguyên nhân chính là cách mà mà chiến lược gia người Argentina biến một đội bóng chuyên chơi bóng sệt thành một tập thể đá bóng dài.
Với những ngôi sao và nền tảng lối chơi gần như đã được lập trình vào thời điểm hiện tại, nhiệm vụ của một HLV tại Barca có lẽ chỉ là giúp toàn đội có một tinh thần đủ phấn chấn để bôi trơn mọi nhiệm vụ. Thế nên, kể cả Enrique có không còn ngồi trên ghế nóng vào mùa tới, thì các culé cũng không có gì phải quá buồn và lo lắng, bởi chỉ cần một người am hiểu thứ bóng đá đang được trình diễn tại Nou Camp đứng lên và nhận trách nhiệm, mọi chuyện sẽ lại đâu vào đấy.
Nhưng hãy đừng vội cho rằng, không có Enrique, đế chế Barca sẽ sụp đổ. Nên nhớ rằng, trong một thập kỷ qua, đội bóng này đã có tới 4 lần đăng quang tại Champions League, dưới thời 3 chiến lược gia khác nhau: Frank Rijkaard, Pep Guardiola và giờ là Enrique. Điều này cho thấy thứ nền tảng mà đội bóng đang nắm giữ có sức nặng như thế nào. Nó thực sự vững chắc và mang đủ tính hệ thống để tiếp tục đưa Barca lên đỉnh châu Âu, nếu họ tìm được một cái tên phù hợp, người hiểu thứ truyền thống này.
Sức mạnh và sự hậu thuẫn về tài chính chỉ là một phần. Điều quan trọng nhất tạo nên sự nhất quán trong nền tảng của Barca phải là hệ tư tưởng của những người điều hành CLB từ trước đến nay. Huyền thoại Johan Cruyff là người đặt những viên gạch đầu tiên về triết lý bóng đá tấn công ít chạm và tổng lực cho Barca. Nó tồn tại từ thời điểm đó cho đến nay, và dù Enrique có thay đổi một vài thứ ở cách tiếp cận, thì về cơ bản, Barca vẫn được hưởng lợi từ những gì đã được rèn giũa từ hàng thập kỷ nay, bởi những gì HLV người TBN tạo ra không mâu thuẫn với tư tưởng chung.
Enrique rất hiểu cách làm bóng đá của Barca
Bên cạnh đó, ý tưởng về một lò đào tạo trẻ có thể bổ sung nhân sự trực tiếp cho đội 1, và tạo nên một hình thái bóng đá nhất quán đã tạo ra La Masia, nơi khởi đầu sự nghiệp của rất nhiều những ngôi sao hiện tại trong đội hình của Barca. Lionel Messi, Xavi và Andres Iniesta là những sản phẩm xuất chúng hơn cả. Họ đã cùng Barca lên đỉnh châu Âu vào các năm 2006, 2009, 2011 và 2015. Bên cạnh đó, không thể không kể đến những cái tên như Gerard Pique, Sergio Busquets, thậm chí là Jordi Alba, người đã được đào tạo tại La Masia, trước khi chuyển đến Valencia và rồi lại quay trở lại Nou Camp.
Hãy nhìn vào cách mà người Barca giải quyết tình thế khi Xavi, người được coi là “bộ não” của tiqui-taca, quyết định nói lời chia tay khi mùa giải kết thúc. Ivan Rakitic có thể không đẳng cấp như Xavi, nhưng anh là mắt xích phù hợp để giúp lối chơi của Barca vẫn được vận hành trơn tru. Nên nhớ, cầu thủ người Croatia chính là người mở tỉ số ở trận chung kết Champions League vừa qua, tạo tiền đề cho chiến thắng oanh liệt của Barca.
Chưa hết, Barca vẫn đứng vững khi giông bão nổi lên trong quá khứ: Sandro Rosell từ chức sau khi đưa Neymar về Nou Camp, và rồi là Carles Puyol ở vị trí trợ lý GĐTT, sau khi Andoni Zubizaretta bị sa thải, chưa kể khi tương lai của Messi liên tục bị giật những dòng tít gây sốc trên trang nhất của các nhật báo hàng đầu. Rõ ràng, khủng hoảng hậu trường không hề ảnh hưởng tới những màn thể hiện của đội bóng trên sân đấu.
Sự nhất quán giúp Barca duy trì được phong độ đỉnh cao
Không phủ nhận Enrique đã đến và đưa Barca ra khỏi những khủng hoảng, nhưng một phần là bởi ông hợp với triết lý của đội bóng này, bởi ông từng là một phần của nó. Lí do Tata Martino bị sa thải? Quá đơn giản, bởi ông không hợp. Nguyên nhân chính là cách mà mà chiến lược gia người Argentina biến một đội bóng chuyên chơi bóng sệt thành một tập thể đá bóng dài.
Với những ngôi sao và nền tảng lối chơi gần như đã được lập trình vào thời điểm hiện tại, nhiệm vụ của một HLV tại Barca có lẽ chỉ là giúp toàn đội có một tinh thần đủ phấn chấn để bôi trơn mọi nhiệm vụ. Thế nên, kể cả Enrique có không còn ngồi trên ghế nóng vào mùa tới, thì các culé cũng không có gì phải quá buồn và lo lắng, bởi chỉ cần một người am hiểu thứ bóng đá đang được trình diễn tại Nou Camp đứng lên và nhận trách nhiệm, mọi chuyện sẽ lại đâu vào đấy.