Trận đấu đêm qua với Real Sociedad thể hiện rõ ràng điều này. Đội hình xuất trận của Barca tồn tại khá nhiều những sự băn khoăn. Họ có tới 2 “máy quét” ở khu vực giữa sân: Alex Song và Sergio Busquets. Thêm nữa là một hàng thủ chắp vá với với những Martin Montoya và Bartra lĩnh ấn cùng Pique và Adriano. Việc cất cả Xavi và Fabregas trên băng ghế dự bị có thể coi là một sai lầm của HLV Martino, khi Barca thiếu một người có thể luân chuyển bóng cùng với Iniesta ở hàng tiền vệ, như họ vẫn thường chơi.
Cả Song và Busquets đều là những tiền vệ làm nhiệm vụ “xương sống” của đội bóng. Trách nhiệm của bộ đôi này là thu hồi bóng, phát động tấn công, và phòng ngự từ xa. Họ không phải là những người có thể tung ra những đường bóng sắc lẹm, chạy chỗ liên tục và phối hợp với các tiền đạo như Xavi, Iniesta hay Fabregas vẫn hay làm. Với chỉ một mình Iniesta ở vị trí đó trong trận đấu đêm qua, việc đội khách không thể hiện được lối chơi như mong muốn là hoàn toàn dễ hiểu. Và khi Barca không thể áp đặt được lối chơi, hàng thủ đáng thương của họ bị trừng phạt, cũng là điều không có gì phi logic.
Song có lẽ là cầu thủ chơi tồi nhất bên phía Barca đêm qua, với một bàn phản lưới vô duyên. Cùng với đó là cách hỗ trợ phòng ngự và khả năng chọn vị trí cực kém. Vấn đề tiếp tục đến từ lối chơi khá giống nhau của Song và Busquets, dẫn đến việc cầu thủ người Cameroon liên tục phải lùi sâu khá sâu, gây nên những sự rối rắm trong cách phòng ngự của đội khách. Hai bàn thua tiếp theo vô cùng lãng xẹt là những minh chứng rõ ràng cho sự hớ hênh này.
Bàn gỡ hòa của Messi ở phút 36 là một khoảnh khắc hiếm hoi ở trận đấu đêm qua, Barca trình diễn một pha lên bóng đúng kiểu tiqui-taca. Còn lại là những đường bóng dài vô hồn và lạ lẫm được phất lên bởi những hậu vệ. Chính sự vội vã có phần bối rối và lúng túng này đã “giết chết” Barca, khi họ không hề quen với lối đá bóng dài. Nên nhớ, ở trận lượt về trên sân nhà tại vòng bảng Champions League năm nay, Sociedad cũng đã làm “tắt điện” M.U, một đội bóng Anh truyền thống với những đường bóng bổng và dài. Vậy nên, Barca thất bại trong việc tìm đường vào khung thành đội chủ nhà nhờ vào những pha bóng “đốt cháy giai đoạn” như vậy cũng là lẽ thường.
Điều này còn vô tình làm cho Sociedad dễ đá hơn, hay nói cách khác, Barca đã tự mình “chui đầu vào rọ” với lối đá của chính họ. Messi gần như hoàn toàn im tiếng trong hiệp 2 khi anh không nhận được những sự hỗ trợ từ đồng đội. Neymar và Pedro tỏ ra đơn độc ở 2 cánh, khi Montoya hay Adriano không phải những mẫu hậu vệ có thể hỗ trợ tấn công và tạo đột biến như Alves hay Alba. Trong khi đó, Iniesta đã phải chơi “solo” trong vòng 1 tiếng đồng hồ trước khi có sự hỗ trợ của Fabregas. Nhưng chừng đó là không đủ để vực dậy đội khách.
Hệ thống tiqui-taca đã bị vỡ vụn ở trận đấu đêm qua, bởi những sự sắp xếp và chỉ đạo lối chơi có phần thiếu tính toán của HLV Martino, và một phần nữa bởi sự nóng vội và hấp tấp của những cái tên mà họ đã có trên sân. Dù có thể nào, Barca cũng không được tách rời khỏi lối chơi bóng ngắn, ban bật nhanh và di chuyển liên tục của mình. Bằng không, họ sẽ còn nhận thêm nhiều những thất bại nữa.
Cả Song và Busquets đều là những tiền vệ làm nhiệm vụ “xương sống” của đội bóng. Trách nhiệm của bộ đôi này là thu hồi bóng, phát động tấn công, và phòng ngự từ xa. Họ không phải là những người có thể tung ra những đường bóng sắc lẹm, chạy chỗ liên tục và phối hợp với các tiền đạo như Xavi, Iniesta hay Fabregas vẫn hay làm. Với chỉ một mình Iniesta ở vị trí đó trong trận đấu đêm qua, việc đội khách không thể hiện được lối chơi như mong muốn là hoàn toàn dễ hiểu. Và khi Barca không thể áp đặt được lối chơi, hàng thủ đáng thương của họ bị trừng phạt, cũng là điều không có gì phi logic.
Song có lẽ là cầu thủ chơi tồi nhất bên phía Barca đêm qua, với một bàn phản lưới vô duyên. Cùng với đó là cách hỗ trợ phòng ngự và khả năng chọn vị trí cực kém. Vấn đề tiếp tục đến từ lối chơi khá giống nhau của Song và Busquets, dẫn đến việc cầu thủ người Cameroon liên tục phải lùi sâu khá sâu, gây nên những sự rối rắm trong cách phòng ngự của đội khách. Hai bàn thua tiếp theo vô cùng lãng xẹt là những minh chứng rõ ràng cho sự hớ hênh này.
Bàn gỡ hòa của Messi ở phút 36 là một khoảnh khắc hiếm hoi ở trận đấu đêm qua, Barca trình diễn một pha lên bóng đúng kiểu tiqui-taca. Còn lại là những đường bóng dài vô hồn và lạ lẫm được phất lên bởi những hậu vệ. Chính sự vội vã có phần bối rối và lúng túng này đã “giết chết” Barca, khi họ không hề quen với lối đá bóng dài. Nên nhớ, ở trận lượt về trên sân nhà tại vòng bảng Champions League năm nay, Sociedad cũng đã làm “tắt điện” M.U, một đội bóng Anh truyền thống với những đường bóng bổng và dài. Vậy nên, Barca thất bại trong việc tìm đường vào khung thành đội chủ nhà nhờ vào những pha bóng “đốt cháy giai đoạn” như vậy cũng là lẽ thường.
Điều này còn vô tình làm cho Sociedad dễ đá hơn, hay nói cách khác, Barca đã tự mình “chui đầu vào rọ” với lối đá của chính họ. Messi gần như hoàn toàn im tiếng trong hiệp 2 khi anh không nhận được những sự hỗ trợ từ đồng đội. Neymar và Pedro tỏ ra đơn độc ở 2 cánh, khi Montoya hay Adriano không phải những mẫu hậu vệ có thể hỗ trợ tấn công và tạo đột biến như Alves hay Alba. Trong khi đó, Iniesta đã phải chơi “solo” trong vòng 1 tiếng đồng hồ trước khi có sự hỗ trợ của Fabregas. Nhưng chừng đó là không đủ để vực dậy đội khách.
Hệ thống tiqui-taca đã bị vỡ vụn ở trận đấu đêm qua, bởi những sự sắp xếp và chỉ đạo lối chơi có phần thiếu tính toán của HLV Martino, và một phần nữa bởi sự nóng vội và hấp tấp của những cái tên mà họ đã có trên sân. Dù có thể nào, Barca cũng không được tách rời khỏi lối chơi bóng ngắn, ban bật nhanh và di chuyển liên tục của mình. Bằng không, họ sẽ còn nhận thêm nhiều những thất bại nữa.