Bóng Đá Plus trên MXH

World Cup 1958: Brazil lần đầu đăng quang
07:21 ngày 13/01/2014
So với điều lệ “kỳ dị” của 2 VCK trước đó, World Cup 1958 tuy có khá hơn nhưng cũng không tránh khỏi tai tiếng. Và cũng như trước, điều lệ của World Cup 1958 không bao giờ được dùng lại lần nữa.
    Nét mới của VCK này là tuy cách đá vòng tròn ở vòng bảng đã chuẩn, nhưng cách phân biệt các đội đồng điểm lại kỳ lạ. Nếu 2 đội đầu bảng đồng điểm (đều được đi tiếp), thì ngôi thứ được phân định theo thương số (chứ không phải hiệu số) bàn thắng/bại. Nếu đội thứ 2 và đội thứ 3 đồng điểm thì đôi bên đá play-off, nếu vẫn hòa thì đội có thương số bàn thắng/bại cao hơn được đi tiếp.

    Điều lệ được bàn lại ngay trong giải! FIFA thông báo sau loạt trận đầu tiên: dùng thương số bàn thắng/bại quyết định luôn mọi vấn đề (bỏ các trận play-off như đã thông báo trước giải, để tránh tình trạng mệt mỏi cho đội phải đá play-off). Thụy Điển phản đối: không ai đá bóng rồi mới quyết định điều lệ. Thế là cách đá play-off lại được giữ nguyên. Thực chất, nước chủ nhà muốn có thêm tiền bán vé và quảng cáo nhờ các trận play-off!

    Rút cuộc, Bắc Ireland (thương số 4/5) đi tiếp nhờ thắng trong trận play-off với Tiệp Khắc (thương số 8/4). Xứ Wales (thương số 2/2) đi tiếp nhờ thắng trong trận play-off với Hungary (thương số 6/3).

    ĐT Anh suy yếu vì mất các hảo thủ M.U trong tai nạn hàng không ở Munich

    Đây là kỳ World Cup duy nhất trong lịch sử mà 4 đại diện của Vương quốc Anh đều lọt vào VCK. Anh vẫn được đánh giá cao nhất, nhưng đội này lập tức suy yếu vì mất các hảo thủ M.U trong tai nạn hàng không ở Munich. Họ dừng chân ngay sau vòng bảng.

    Trong khi đó, Bắc Ireland bất ngờ loại Italia để lọt vào VCK. Rồi họ lại tiến xa dù nằm chung bảng với Đức, Tiệp Khắc và Argentina. Xứ Wales thời ấy mạnh nhờ huyền thoại John Charles, cũng vào tứ kết. Scotland tuy thắng được TBN ở vòng loại nhưng chỉ xếp cuối vòng bảng do thua sút so với Pháp và Nam Tư. Giống như đội Anh, Hungary cũng suy yếu hẳn do “đội bóng vàng” đã tan rã sau biến cố chính trị 1956, không còn Kocsis, Puskas, Czibor.

    Đức, Thụy Điển, Pháp và Brazil lần lượt thắng Nam Tư, Liên Xô, Bắc Ireland và Xứ Wales ở vòng tứ kết. Sau đó, Thụy Điển lại thắng Đức 3-1 để vào chung kết - lần duy nhất trong lịch sử tham dự World Cup của đội tuyển này. Brazil thắng Pháp 5-2 ở bán kết, rồi lặp lại chiến thắng 5-2 trước chủ nhà Thụy Điển trong cuộc quyết đấu cuối cùng, lần đầu tiên lên ngôi vô địch World Cup.

    Đây là kỳ World Cup có số bàn thắng ở trận chung kết nhiều nhất; đội vô địch ghi bàn nhiều nhất trong trận chung kết; cầu thủ ghi bàn trẻ nhất trong trận chung kết (Pele của Brazil - 17 tuổi, 249 ngày) và cầu thủ ghi bàn già nhất trong trận chung kết (Nils Liedholm của Thụy Điển - 35 tuổi, 263 ngày).

    Có Raymond Kopa tuyệt vời trong vai trò kiến thiết và Just Fontaine đi vào huyền thoại với kỷ lục ghi 13 bàn ở VCK, Pháp xứng đáng với danh hiệu đệ tam anh hào. Họ thắng 6-3 trong trận tranh hạng 3 trước một tuyển Đức vốn đã suy yếu so với World Cup 1954.
    Cát Phương • 07:21 ngày 13/01/2014

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay