Bóng Đá Plus trên MXH

Sơ đồ nào cho M.U?
10:20 ngày 01/01/2015
Từ đầu mùa giải cho tới nay, Van Gaal vẫn chưa tìm được sơ đồ chiến thuật tối ưu cho Quỷ đỏ. Ông vẫn đang loay hoay tìm công thức chiến thắng cho đội bóng lừng danh xứ sở xương mù. Hãy cùng phân tích những ưu, nhược điểm của những sơ đồ Van Gaal đã và đang sử dụng hay những sơ đồ có thể là gợi ý cho tương lai.
    1. Sơ đồ 3-5-2
    Đây là sơ đồ được Van Gaal ưu thích nhất và được ông sử dụng thường xuyên nhất. Một phần vì nó đã từng giúp ông cùng đội tuyển Hà Lan tạo nên chiến tích tại World Cup 2014, một phần như chiến lược gia người Hà Lan thừa nhận là M.U có quá nhiều ca chấn thương bắt buộc ông phải áp dụng sơ đồ này.

    Ưu điểm: Đây là sơ đồ thiên về tấn công với sự hỗ trợ đắc lực từ 2 cầu thủ chạy biên và có tính biến hoá rất cao. Các đối thủ thường không biết nên kèm ai và khi nào khi bộ tứ Persie - Falcao - Mata - Rooney phối hợp với nhau, điển hình là trong trận gặp Newcastle vừa qua. Đi kèm với đó là khả năng kéo dãn hàng thủ đối phương khi cặp Young - Valencia dâng cao. Về cơ bản, sơ đồ này giúp các cầu thủ có nhiều phương án triển khai lối chơi, trong cả đánh biên hay trung lộ, luôn ở tốc độ cao, có thể tận dụng tối đa sức sáng tạo của những Juan Mata hay Rooney.

    Nhược điểm: Sơ đồ thiên về tấn công này vô tình để lộ nhiều khoảng trống phía sau khi các cầu thủ dâng lên tấn công. Nó khiến bộ 3 trung vệ gặp rất nhiều khó khăn khi chỉ có mình Carrick bọc lót phía trên. Rooney tuy được xếp đá tiền vệ trung tâm nhưng thường có thói quen dâng cao, một phần do ý đồ chiến thuật, một phần do bản năng của anh là tiền đạo. Carrick là mẫu tiền vệ chơi bóng bằng đầu óc, anh không phải cầu thủ có khả năng tranh chấp tốt, đó sẽ là điều kiện không thể tốt hơn để đối thủ phản công nhanh khi tuyến trên không kịp lùi về hỗ trợ.

     
    Rooney tuy được xếp đá tiền vệ trung tâm nhưng thường có thói quen dâng cao

    Juan Mata lại càng không có khả năng phòng thủ do thể hình mỏng cơm dù anh rất tích cực lùi sâu. Bộ ba trung vệ cũng là vấn đề muôn thuở khi không có một ai thực sự đáng tin. Đó là lí do Louis Van Gaal theo dõi rất sát sao Matts Hummels (Dortmund), một trung vệ thủ lĩnh đích thực, giống hệt hình ảnh Rio Ferdinand ngày trước với khả năng phán đoán tình huống cực tốt. Cuối cùng sơ đồ này sẽ làm phí phạm tài năng của Di Maria, anh không phải là mẫu cầu thủ đá cánh có khả năng lên công về thủ liên tục, lại càng không phải cầu thủ chỉ biết đá cánh đơn thuần. Cũng không ai dám chắc Young-Valencia đủ thể lực để đá không ngừng nghỉ như vậy do quãng đường di chuyển mỗi trận là rất lớn khi gần như họ đảm nhận tới 2 vị trí trong một trận đấu.

    Tính khả thi: 2/5. Đây có lẽ là lối đá nên sử dụng cầm chừng tuỳ trường hợp vì nó có khá nhiều bất cập. Khi lực lượng đầy đủ, có lẽ chiến lược gia người Hà Lan sẽ cân nhắc loại bỏ sơ đồ này.

    2. Sơ đồ 4-4-2 thuần tuý
    Đây là sơ đồ sơ khai và nguyên thuỷ nhất trong bóng đá. Nó là tiền đề cho một loạt biến thể sau này.

    Ưu điểm: Công thức 1 tiền vệ trụ - 1 tiền vệ tổ chức  của sơ đồ này đem lại sự chắc chắn và ổn định nơi tuyến giữa. Đi kèm với nó là sự thăng hoa của bộ đôi tiền vệ cánh. Thời hoàng kim của Man United với sợ đồ này luôn gắn liền với phong độ đỉnh cao của những Giggs, Beckham, Ronaldo. Họ không phải quá quan tâm đến việc hỗ trợ phòng ngự, không những thế nhờ sự chắc chắn của tuyến dưới, 2 hậu vệ cũng có nhiều cơ hội dâng cao tấn công hơn. Với Di Maria tốc độ và kĩ thuật cùng với Young đang hồi sinh mạnh mẽ, Man United có cơ sở để làm hồi sinh truyền thống từng tạo nên thành công cho họ trong quá khứ.

    Di Maria 

    Nhược điểm: Về cơ bản, sơ đồ này yêu cầu sự ăn ý cực tốt giữa các cầu thủ, hàng tiền vệ phải rất mạnh và biến ảo mới đủ sức cung cấp bóng cho bộ đôi tiền đạo. Trên lí thuyết, Van Persie-Falcao là cặp tiền đạo trong mơ nhưng thực tế thì không đơn giản như vậy. Họ có lối chơi giống nhau, đều là dạng tiền đạo chớp thời cơ cực nhạy nhưng khả năng phối hợp giữa các vệ tinh và chính họ thì lại khá kém. Điểm yếu này đã từng bộc lộ trong sơ đồ 3-5-2 khi 2 người thường xuyên dẫm chân nhau, làm chậm nhịp tấn công. Thêm nữa M.U không có tiền vệ trụ đúng nghĩa cho lối chơi này. Không khó hiểu khi 'Tulip Thép' rất kết cậu học trò cũ ở tuyển Hà Lan Kevin Strootman, người có khả năng tranh chấp và phòng ngự toàn diện, nhằm hoạn thiện yếu tố chất thép trong đội hình Quỷ Đỏ.

    Tính khả thi: 3/5. Dù gì lối chơi này vẫn mang tính truyền thống và không lạ lẫm gì với các cầu thủ thành Manchester. Có chăng cái khó của nó là tính biến ảo không cao và dễ bị bắt bài nếu không có sự phối hợp nhuần nhuyễn và tốc độ luôn được đẩy cao. Nhưng ít ra nó đem lại sự chắc chắn hơn những gì mà 3-5-2 đem lại.

    3. Sơ đồ 4-2-1-3 hoặc 4-3-1-2
    Đây chính là những biến thể của 4-4-2 truyền thống. Nó mang tính cơ động và có nhiều ưu việt hơn, cải thiện sự thiếu sót và thích hợp với sự thay đổi từng ngày của chiến thuật bóng đá hiện đại.

    Ưu điểm: Sự hồi sinh của Fellaini gắn liền với 2 sơ đồ này. Điểm khiến Fellaini gây thất vọng mùa trước là do anh thi đấu sai vị trí. Người hâm mộ đã lầm tưởng Fellaini là tiền vệ trụ do thể hình cao to của anh nên luôn nhìn vào những chỉ số tắc bóng hay cản phá của anh. Huấn luyện viên tiền nhiệm David Moyes đã vô tình sử dụng sai cậu học trò cưng ở Everton khi bó buộc anh vào vị trí tiền vệ trụ. Fellani hồi sinh trong sơ đồ 4-2-1-3 do anh được thi đấu tự do hơn, tấn công hay phòng ngự tuỳ thuộc vào anh, do bên dưới anh đã có bộ đôi Rooney - Carrick quán xuyến. Fellaini sẽ đủ không gian và thời gian để âm thầm băng lên hỗ trợ tấn công hoặc tự mình dứt điểm. 


    Anh cũng có thể về hỗ trợ phòng ngự, chống bóng bổng nhờ nguồn thể lực dồi dào. Sự khác biệt trong 2 sơ đồ này là không nhiều, chỉ là sự thay đổi vị trí số 10 giữa Juan Mata và Rooney hay vị trí tiền vệ trung tâm giữa Rooney - Herrera, Carick - Daley Blind. Một điều quan trọng nữa là sẽ chỉ có 1 tiền đạo cắm duy nhất. Persie hay Falcao đều đặc biệt ưa thích lối chơi một chạm, tấn công nhanh. Sơ đồ này có thể tận dụng tối đa sở trường của họ. Nó cũng khai thác tối đa khả năng của Di Maria khi anh không bị bó buộc ở vị trí bám biên đơn thuần mà có thể tự do di chuyển, hoán đổi vị trí với Mata hoặc Rooney. Ai cũng biết "Thiên thần" nguy hiểm nhất là khi thi đấu tự do trên hàng tiền vệ.

    Nhược điểm: Sơ đồ này cũng chính là sơ đồ đang đem lại thành công cho Chelsea của Jose Mourinho thế nên nhược điểm của nó gần như ở mức tối thiểu. Nó chỉ có những yêu cầu ở mức bắt buộc ở bất cứ đội bóng nào như tuân thủ triệt để ý đồ chiến thuật và hàng tiền vệ phải có sự ăn ý do 3 tiền vệ trung tâm hiểu nhau chưa bao giờ là điều dễ dàng.

    Tính khả thi: 4,5/5. Sơ đồ này nhiều khả năng là mong ước của Louis Van Gaal khi ông có đủ binh hùng tướng mạnh. Van Gaal đã khá nhiều lần thực hiện chiến thuật này khi quân số của ông tạm đủ và thu được những kết quả rất khả quan. Ông hẳn nhiên sẽ xây dựng đội bóng theo chiến thuật này khi mà những Man City hay Chelsea đang rất thành công với biến thể của 4-4-2 này.

    4. Sơ đồ 4-1-4-1
    Sơ đồ này gồm 1 trung phong cắm được sự hỗ trợ của 4 tiền vệ cơ động phía sau.


    Ưu điểm: Sir Alex Ferguson trong vài mùa giải cuối tại Old Trafford đã áp dụng khá thành công sơ đồ này. Nó có tính biến hoá cao và tận dụng tối đa những pha phối hợp nhóm, ít chạm trong cự li hẹp, đánh thẳng vào trung lộ của đội bạn. Nếu như Man United có được mẫu tiền vệ trụ như Kevin Strooman thì lối chơi này hoàn toàn khả thi để có thể đem lại thành công cho đội bóng. Bộ tứ phía trên có thể là Di Maria- Rooney- Mata- Herrera, tuyệt đối không thể có những Young  hay Valencia do cả 2 không có nền tảng kĩ thuật cá nhân tốt, chỉ dựa vào tốc độ và các quả tạt.

    Nhược điểm: Điều dễ thấy nhất là lối đá này là tính cơ động không cao, nó gần như không thể thay đổi nếu vẫn giữ nguyên những vị trí trên sân. Nó chỉ có thể sử dụng tấn công trung lộ, miếng đánh biên gần như biến mất, may ra có 2 hậu vệ biên dâng cao để tạt bóng nhưng lại quá nguy hiểm khi để lại vô vàn khoảng trống phía sau. Nếu  gặp đội bóng nào tử thủ và tranh chấp tốt, rất khó để sơ đồ này tìm được được đường khác vào khung thành đối phương.

    Tính khả thi: 3/5. Tuy không có tính cơ động và thay đổi cao nhưng lối chơi này hoàn toàn có thể áp dụng khi gặp những đối thủ cũng chơi kĩ thuật  và không có khả năng phòng ngự quá tốt như Newcastle hay Tottenham. Nó có thể đem lại những pha xử lí đầy cảm xúc cho khán giả và phần nào đó đại diện cho ngôn ngữ trong bóng đá đẹp.

    Hoàn toàn có thể hiểu cho hoàn cảnh của Louis Van Gaal khi phải loay hoay, liệu cơm gắp mắm khi ông mới chỉ nắm quyền non nửa năm và gặp vô vàn vấn đề về lực lượng. Nhưng có thể tin với đẳng cấp của mình, chiến lược gia người Hà Lan đủ sức để đưa ra những phương án tối ưu từ con người cho tới chiến thuật để làm hồi sinh Quỷ Đỏ thành Manchester trong tương lai gần.
    Hoàng Lê Anh • 10:20 ngày 01/01/2015

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay