LỊCH THI ĐẤU
Vòng bảng
Nhật Bản 7-0 Việt Nam
Việt Nam 3-2 Australia (VIDEO)
Việt Nam 3-1 Kyrgyzstan
Tứ kết
17h30 ngày 25/9: Iran vs Việt Nam
Bán kết
17h30 ngày 29/9: Thắng Tứ kết 2 vs Thắng Tứ kết 4
20h30 ngày 29/9: Thắng Tứ kết 1 vs Thắng Tứ kết 3
Chung kết
19h30 ngày 2/10: Thắng Bán kết 1 vs Thắng Bán kết 2
ĐỐI THỦ VÒNG BẢNG
- U16 Nhật Bản: Đây được xem là đối thủ mạnh nhất ở bảng đấu của Việt Nam. U16 Nhật Bản từng hai lần vô địch giải U16 châu Á các năm 1994 và 2006. Hai giải đấu năm 2008 và 2010, đội bóng xứ Phù tang đều vào bán kết. Đến năm 2012, Nhật Bản giành ngôi Á quân. Sau đó 2 năm, Nhật Bản dừng bước ở vòng 8 đội. Tại vòng loại giải lần này, Nhật Bản cũng thể hiện sức mạnh hủy diệt khi ghi 24 bàn thắng chỉ sau 2 trận đấu (không đá với Brunei do đội này rút lui).
- U16 Kyrgyzstan: Đây là lần đầu tiên đội tuyển này lọt vào VCK U16 châu Á. Tuy nhiên cũng không thể coi thường đối thủ đến từ Tây Á này khi họ nằm trong số 11 đội đầu bảng giành vé trực tiếp vào VCK ở vòng loại.
- U16 Australia: Một đối thủ nhiều duyên nợ với U16 Việt Nam trong thời gian qua. Ở vòng loại, chính đội bóng này đã thắng sát nút Việt Nam để giành ngôi đầu bảng, qua đó lấy vé trực tiếp vào VCK. Ở giải U16 Đông Nam Á vừa qua, cũng chính Australia có màn ngược dòng bất ngờ để rồi thắng U16 Việt Nam ở loạt sút luân lưu trong trận chung kết. Đây là lần thứ 4, U16 Australia lọt vào VCK U16 châu Á. Thành tích tốt nhất của đội bóng trẻ xứ chuột túi là hai lần vào bán kết các năm 2010 và 2014.
U16 Australia là đối trọng của U16 Việt Nam trong mục tiêu giành vé vào tứ kết
BẢNG XẾP HẠNG
Bảng B
STT | Đội | Trận | T | H | B | BT | BB | Điểm |
1 | Nhật Bản | 3 | 3 | 0 | 0 | 21 | 0 | 9 |
2 | Việt Nam | 3 | 2 | 0 | 1 | 6 | 10 | 6 |
3 | Kyrgyzstan | 3 | 1 | 0 | 2 | 2 | 11 | 3 |
4 | Australia | 3 | 0 | 0 | 3 | 2 | 10 | 0 |
Danh sách U16 Việt Nam dự VCK U16 châu Á Huỳnh Hữu Tuấn, Võ Văn Huy, Nguyễn Huỳnh Sang, Uông Ngọc Tiến (PVF), Bùi Anh Đức, Lê Xuân Chung, Nguyễn Xuân Kiên, Nguyễn Thanh Bình, Trần Minh Hiếu, Vũ Quang Độ, Nguyễn Hữu Thắng, Vũ Đức Minh (Viettel), Ngô Kim Long, Nguyễn Duy Khiêm, Trần Văn Đạt, Vũ Đình Hai, Mạch Ngọc Hà (Hà Nội T&T), Lê Trung Nghĩa (HAGL), Nguyễn Trần Việt Cường (Bình Dương), Nguyễn Đức Long (SLNA), Nguyễn Nhật Trường (Đồng Tháp). |
SỰ CHUẨN BỊ
U19 Việt Nam đã có một số trận đấu giao hữu quốc tế trước khi bước vào VCK U19 Đông Nam Á 2016
Việt Nam 1-4 CHDCND Triều Tiên (5/9)
Việt Nam 1-3 Phù Đổng (30/8)
Việt Nam 3-5 Viettel (26/8)
CƠ HỘI, MỤC TIÊU
Đây là lần thứ 6 đội tuyển U16 Việt Nam góp mặt ở đấu trường U16 châu Á. Trước đó, thành tích tốt nhất của đội bóng trẻ áo đỏ là lọt vào top 4 đội cách đây 16 năm. 4 lần tham dự sau đó (2002, 2004, 2006, 2010), Việt Nam đều dừng bước ở vòng bảng.
Tại giải đấu năm nay, U16 Việt Nam lọt vào bảng đấu được đánh giá là không quá tầm. Ngoài Nhật Bản vượt trội về đẳng cấp, U16 Australia được xem là đối trọng lớn trong việc cạnh tranh ngôi nhì bảng. Còn U16 Kyrgyzstan có thể xem là đối thủ kiếm điểm cho thầy trò HLV Đinh Thế Nam.
U16 Việt Nam có thể vượt qua vòng bảng nếu có chiến lược đúng đắn
QUY ĐỊNH, THỂ THỨC
- Hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ giành quyền vào tứ kết. Trong trường hợp có từ 2 đội trở lên bằng điểm nhau thì thứ hạng sẽ được xét dựa trên thành tích đối đầu giữa các đội đó (điểm số, hiệu số bàn thắng bại, số bàn thắng). Nếu những tiêu chí trên chưa đủ phân hạng thì sẽ tiếp tục dựa vào hiệu số bàn thắng bại của cả vòng bảng của đội bóng đó, sau đó xét tới số bàn thắng.
- Bên cạnh đó, 4 đội bóng lọt vào bán kết ở VCK U16 châu Á 2016 sẽ giành quyền tham dự VCK U17 World Cup 2017. Trong trường hợp Ấn Độ - Chủ nhà của World Cup 2017 lọt vào bán kết U16 châu Á, 4 đội thua ở tứ kết sẽ đá play-off (thua tứ kết 1 - thua tứ kết 2; thua tứ kết 3 - thua tứ kết 4; hai đội thắng ở hai trận đấu đó gặp nhau) để tranh vé vớt dự VCK World Cup.