Bóng Đá Plus trên MXH

Với 24 tỷ đồng, bóng đá Việt Nam sẽ có 10 Công Phượng
Jernej Kamensek Người đại diện
19:26 ngày 17/09/2024
Thay vì chi ra 24 tỷ đồng cho 3 năm hợp đồng để có Công Phượng, CLB nào đó có thể dùng số tiền ấy để đào tạo ra 10 Công Phượng cho tương lai bóng đá Việt Nam.

Công Phượng không đáng giá 24 tỷ đồng/3 năm

Tôi đón nhận tin Công Phượng chia tay Yokohama FC bằng một sự thản nhiên. Đáng lẽ ra, câu chuyện ấy phải diễn ra sớm hơn thế. Công Phượng cần phải được chơi bóng nhiều hơn. Tôi không hiểu ai đã tư vấn cho Công Phượng. Để rồi thay vì quyết liệt để tìm kiếm cơ hội ra sân ở Yokohama FC hoặc đề xuất được cho mượn, kể cả một CLB tại J.League 3 để ra sân hàng tuần với trọn vẹn 90 phút, tiền đạo này ngồi chơi xơi nước trong một thời gian rất dài.

Chẳng bất ngờ nếu như Công Phượng không còn ở đẳng cấp cao nhất nữa! Thật sự, tôi hoài nghi về việc anh ấy còn đủ thực lực để chơi cho ĐT Việt Nam, sau 2 năm với chỉ vỏn vẹn 3 trận đấu, cùng tổng thời lượng không quá nổi 90 phút!

Rồi. Công Phượng đi đâu? Có thông tin cho rằng anh sẽ về Việt Nam. Nhưng đề nghị của Công Phượng là 8 tỷ đồng/năm, tương đương với gần 320.000 USD. Con số đấy nhân với 3 mùa giải theo đề xuất lên tới gần 1 triệu USD. Nếu là HLV trưởng của 1 CLB, tôi không bao giờ trả nhiều đến thế để có Công Phượng đâu. Bạn có chắc Công Phượng sẽ thu hút 10.000 CĐV đến sân/trận không? Bạn có tin áo đấu của Công Phượng sẽ tạo nên một cuộc cách mạng về doanh số chữ? Tôi tin rằng nếu là một nhà đầu tư có “não”, muốn đầu tư nghiêm túc cho bóng đá thay vì chỉ để làm vừa lòng ai đó với sự xuất hiện của Công Phượng, họ sẽ không “ném” 24-25 tỷ đồng qua cửa sổ đâu.

Tôi biết Công Phượng là thần tượng nhiều nhiều bạn trẻ. Nhưng điều đó không có nghĩa anh ấy có thể quy đổi thành một con số lớn, một nguồn thu cho CLB sau khi bỏ chi phí đầu tư để có Công Phượng. Đây là câu chuyện kinh doanh sòng phẳng. Với tôi, giá trị của một cầu thủ phải dựa trên tiềm năng sinh lời. Ở tuổi 29, Công Phượng không thể tạo thêm giá trị thặng dư cho tương lai, để tạo thêm một vụ chuyển nhượng có lợi nhuận. Đặc biệt khi Công Phượng đã không chơi bóng đỉnh cao trong 2 năm qua.

Thêm một khía cạnh nữa cũng cần phải nói rõ. Công Phượng đang dựa trên tên tuổi mà mình đã tạo được từ thi đấu bóng đá trong quá khứ, chứ không phải trình độ chơi bóng trong 2 năm qua. Tôi tôn trọng những gì mà Công Phượng tạo nên, từ U19 Việt Nam, U23 Việt Nam đến ĐTQG. Nhưng bóng đá không dừng lại. Những thần tượng của các bạn trẻ không giữ mãi 1 cái tên. Cuộc sống vận hành không ngừng. Và Công Phượng cũng không thể mãi cứ ăn mày dĩ vãng.

Có lẽ, Phượng hiểu điều đó nên quyết định rời J.League để tìm kiếm cơ hội ra sân. Tôi cho rằng dù vất vả, Công Phượng vẫn cần phải được chơi bóng thường xuyên. Ở một đẳng cấp cũng được khẳng định trong quá khứ, dù vất vả song tôi vẫn hy vọng Công Phượng tìm lại mình từng bước, ở V.League hay hạng Nhất trong tương lai gần. Tất nhiên, đây là câu chuyện tìm lại. Còn thật sự, Công Phượng cũng nên hiểu rằng anh khó lòng tạo một bước nhảy về trình độ, sau những thất bại khi xuất ngoại đã qua.

Sau cùng, 320.000 USD/năm có giá trị lắm chứ. Gần 1 triệu USD/3 năm cũng đáng quý lắm chứ. Có thể bạn không biết. Một CLB trẻ ở châu Âu với ngần ấy ngân sách có thể huấn luyện 100 cầu thủ trẻ hằng năm. Tại Việt Nam, tôi tin rằng với 24 tỷ đồng, nhiều đội bóng có thể vận hành đào tạo cầu thủ trẻ. Để rồi trong tương lai gần, bóng đá Việt Nam hoàn toàn có thể có 10 Công Phượng.

Bài viết hay? Ấn để tương tác

Bình luận
Thông tin Toà soạn
Tạp chí Điện tử Bóng Đá
Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ:
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Tel:
(84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax:
(84.24) 3553 9898
Email:
Thông tin Liên hệ
Tạp chí Điện tử Bóng Đá
Hotline:
0903 203 412
Email:

Địa chỉ liên hệ:

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Đăng nhập
hoặc

Email:

Mật khẩu:

Quên mật khẩu?


Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay