NGƯỜI MỸ VÀ BÓNG ĐÁ
FIFA hy vọng: bóng đá sẽ thực sự trở thành môn thể thao thống trị toàn cầu nếu nó được tổ chức thành công tại Mỹ - “vùng sâu vùng xa” cuối cùng trong thế giới bóng đá. Và ở đây, chúng ta đang nói về sự thống trị toàn diện, tức cả năng lực “đẻ ra tiền” hoặc tầm quan trọng về mặt chính trị, chứ không chỉ nói về tính hấp dẫn của bóng đá.
Trên thực tế, World Cup 1994 có 2 con số vượt xa sự chờ đợi của chính FIFA. Một là kỷ lục về số khán giả bình quân đến sân: khoảng 69.000 người/trận, hơn rất xa so với kỷ lục trước đó là 51.000 người/trận tại World Cup 1966 (khi World Cup được tổ chức ngay tại quê hương bóng đá). Hai là tổng số khán giả đến sân: khoảng 3,6 triệu người - một kỷ lục đứng vững đến tận bây giờ, dù World Cup 1994 chỉ có 24 đội và 52 trận đấu (từ World Cup 1998 trở đi là 32 đội và 64 trận).
Nhưng có lẽ, dân Mỹ đi xem World Cup chủ yếu vì sự hiếu kỳ. Hiếm có kỳ World Cup nào trong lịch sử được giới quan sát phân tích, mổ xẻ khía cạnh thương mại và tác động xã hội của nó nhiều như World Cup 1994. Người ta làm các phóng sự cho thấy khán giả Mỹ đến sân với những bịch bắp rang to đùng. Họ tươi cười, nói chuyện với nhau hoặc nhìn mây trôi, như đi picnic. Họ giải thích cho nhau về luật việt vị.
Và họ cố phản biện với cánh nhà báo: làm sao có thể say mê một môn thể thao mà có thể không ai ghi bàn trong 90 phút, hoặc có đi chăng thì nữa người xem cũng quá mệt mỏi với sự chờ đợi 1 pha ghi bàn? Sao không xem bóng rổ và hào hứng nhìn tỷ số liên tục thay đổi, suốt từ phút đầu đến tận phút chót?
Dù sao, vẫn phải khẳng định USA 1994 là một kỳ World Cup thành công. Người Mỹ không giỏi chơi bóng nhưng họ có tiền và có năng lực tổ chức, thế là đủ. World Cup 1994 tại Mỹ là kỳ World Cup lạ lùng, từ hình ảnh chiếc xe tự động chạy vào sân chở cầu thủ chấn thương ra ngoài hoặc cách thay khung thành chớp nhoáng khi có sự cố, đến diễn biến từng trận đấu hoặc những quan điểm lớn về chuyên môn, đấu pháp. Cho một ví dụ về toàn cầu hóa? Trả lời: một kỳ World Cup thành công tại Mỹ!
Các SVĐ luôn bị phủ kín, tạo ra 1 kỷ lục về khán giả tại VCK USA 1994
BÓNG ĐÁ BRAZIL CŨNG THAY ĐỔI LỚN
Trái ngược hoàn toàn với sự non trẻ, những sáng tạo “kiểu Mỹ” hoặc đẳng cấp kỹ thuật tầm thường của bóng đá Mỹ là nền bóng đá Brazil danh tiếng, đầy vẻ nghệ thuật và luôn có khả năng làm những đối thủ mạnh nhất cũng phải nghiêng người thán phục về đẳng cấp kỹ thuật.
Nhưng, đã 24 năm trôi qua kể từ khi Pele và đồng đội lên ngôi vô địch World Cup 1970, đoạt vĩnh viễn Cúp “Nữ thần vàng”. Người ta đã phải khóc cho thế hệ của Zico, Socrates, Falcao, khi đội bóng xuất sắc và đẹp mắt ấy liên tục thất bại ở các kỳ World Cup 1982, 1986. Rồi Brazil có một kỳ World Cup tệ nhất lịch sử tại Italy 1990. Thế giới đã thay đổi biết dường nào. Và nước Mỹ bây giờ cũng quan tâm đến bóng đá xin tổ chức World Cup. Chẳng lẽ bóng đá Brazil không thể thay đổi?
Vâng, hàng loạt thay đổi lớn giúp Brazil trở lại ngôi vô địch World Cup sau 24 năm chờ đợi chính là một trong những bài học chuyên môn lớn nhất trong lịch sử World Cup. Người ta ngạc nhiên bao nhiêu về sức hút của một kỳ World Cup ở Mỹ bao nhiêu thì cũng kinh ngạc bấy nhiêu về con đường dẫn Brazil lên ngôi vô địch World Cup 1994.
Trừ quả phạt đền của Rai ở trận ra quân, không có tiền vệ nào ghi bàn cho Brazil tại World Cup 1994. Brazil vô địch World Cup 1994 với hàng tiền vệ thủ nhiều hơn công, chiến đấu nhiều hơn biểu diễn. Người ta nhớ những hình ảnh nắm chặt tay hoặc nghiến răng của thủ quân Dunga, ở vị trí tiền vệ trụ.
Brazil còn vô địch bằng cả sự lạnh lùng lẫn khả năng ăn miếng trả miếng. Trong trận gặp Mỹ, hậu vệ Brazil Leonardo giật cùi chỏ vào Tab Ramos, mạnh đến nỗi đối phương rạn nút xương đầu (Leonardo sau đó bị treo giò đến hết giải). Brazil vào chung kết nhờ pha đội đầu ghi bàn duy nhất ở phút 80 của Romario trong trận gặp Thụy Điển.
Và họ cố phản biện với cánh nhà báo: làm sao có thể say mê một môn thể thao mà có thể không ai ghi bàn trong 90 phút, hoặc có đi chăng thì nữa người xem cũng quá mệt mỏi với sự chờ đợi 1 pha ghi bàn? Sao không xem bóng rổ và hào hứng nhìn tỷ số liên tục thay đổi, suốt từ phút đầu đến tận phút chót?
Dù sao, vẫn phải khẳng định USA 1994 là một kỳ World Cup thành công. Người Mỹ không giỏi chơi bóng nhưng họ có tiền và có năng lực tổ chức, thế là đủ. World Cup 1994 tại Mỹ là kỳ World Cup lạ lùng, từ hình ảnh chiếc xe tự động chạy vào sân chở cầu thủ chấn thương ra ngoài hoặc cách thay khung thành chớp nhoáng khi có sự cố, đến diễn biến từng trận đấu hoặc những quan điểm lớn về chuyên môn, đấu pháp. Cho một ví dụ về toàn cầu hóa? Trả lời: một kỳ World Cup thành công tại Mỹ!
Các SVĐ luôn bị phủ kín, tạo ra 1 kỷ lục về khán giả tại VCK USA 1994
BÓNG ĐÁ BRAZIL CŨNG THAY ĐỔI LỚN
Trái ngược hoàn toàn với sự non trẻ, những sáng tạo “kiểu Mỹ” hoặc đẳng cấp kỹ thuật tầm thường của bóng đá Mỹ là nền bóng đá Brazil danh tiếng, đầy vẻ nghệ thuật và luôn có khả năng làm những đối thủ mạnh nhất cũng phải nghiêng người thán phục về đẳng cấp kỹ thuật.
Nhưng, đã 24 năm trôi qua kể từ khi Pele và đồng đội lên ngôi vô địch World Cup 1970, đoạt vĩnh viễn Cúp “Nữ thần vàng”. Người ta đã phải khóc cho thế hệ của Zico, Socrates, Falcao, khi đội bóng xuất sắc và đẹp mắt ấy liên tục thất bại ở các kỳ World Cup 1982, 1986. Rồi Brazil có một kỳ World Cup tệ nhất lịch sử tại Italy 1990. Thế giới đã thay đổi biết dường nào. Và nước Mỹ bây giờ cũng quan tâm đến bóng đá xin tổ chức World Cup. Chẳng lẽ bóng đá Brazil không thể thay đổi?
Vâng, hàng loạt thay đổi lớn giúp Brazil trở lại ngôi vô địch World Cup sau 24 năm chờ đợi chính là một trong những bài học chuyên môn lớn nhất trong lịch sử World Cup. Người ta ngạc nhiên bao nhiêu về sức hút của một kỳ World Cup ở Mỹ bao nhiêu thì cũng kinh ngạc bấy nhiêu về con đường dẫn Brazil lên ngôi vô địch World Cup 1994.
Trừ quả phạt đền của Rai ở trận ra quân, không có tiền vệ nào ghi bàn cho Brazil tại World Cup 1994. Brazil vô địch World Cup 1994 với hàng tiền vệ thủ nhiều hơn công, chiến đấu nhiều hơn biểu diễn. Người ta nhớ những hình ảnh nắm chặt tay hoặc nghiến răng của thủ quân Dunga, ở vị trí tiền vệ trụ.
Brazil còn vô địch bằng cả sự lạnh lùng lẫn khả năng ăn miếng trả miếng. Trong trận gặp Mỹ, hậu vệ Brazil Leonardo giật cùi chỏ vào Tab Ramos, mạnh đến nỗi đối phương rạn nút xương đầu (Leonardo sau đó bị treo giò đến hết giải). Brazil vào chung kết nhờ pha đội đầu ghi bàn duy nhất ở phút 80 của Romario trong trận gặp Thụy Điển.
Trước đó, Romario chưa bao giờ chơi bóng bằng đầu. Và Brazil vô địch còn vì có cả thủ môn xuất sắc Taffarel. Đấy chỉ là vài hình ảnh cụ thể. Một cách tổng quát, Brazil không chỉ thay đổi về lối chơi mà cả về quan điểm bóng đá. Họ không đẹp, không hay như Brazil trong thập niên 1980. Nhưng họ vô địch World Cup!
TẤT CẢ ĐỀU PHẢI THAY ĐỔI
Với một đội hình mà người trẻ nhất là Andreas Moeller đã 26 tuổi, với Rudi Voeller đã 34 tuổi vẫn cứ đá chính, hoặc Lothar Matthaeus đã dự World Cup lần thứ 4, Đức bị Bulgaria biến thành cựu vô địch khi vòng tứ kết khép lại. Đấy là một trong những thất bại nặng nề nhất của bóng đá Đức trên đấu trường World Cup.
Giới điều hành bóng đá Đức đã phải nhìn lại World Cup 1994 (cùng vài giải quan trọng khác) để mổ xẻ kinh nghiệm, trẻ hóa thành phần cầu thủ cũng như đổi mới cách chơi, dẫn đến hệ quả là bóng đá Đức bây giờ có những đường nét khác hẳn những giá trị truyền thống mà người ta từng biết về họ.
Nói chung, World Cup 1994 là kỳ World Cup kỳ lạ về mọi mặt, trong đó những thay đổi lớn về chuyên môn, về quan điểm, về trường phái... là một điểm nhấn quan trọng. Muốn hay không muốn, người ta đều phải thay đổi. Bắt đầu từ World Cup 1994, ranh giới giữa các trường phái bóng đá lớn trở nên mờ nhạt hoàn toàn.
Rút cuộc, Brazil cũng phải quẳng đi thứ bóng đá thiên về trình diễn, tiền vệ chỉ lăm lăm lao lên ghi bàn. Rút cuộc, ngay cả người Đức cũng phải thấy rằng vai trò libero đã lỗi thời để không dùng nữa. Đội Pháp thậm chí không được dự VCK World Cup 1994, nhưng chỉ 4 năm sau thì họ đã đăng quang trên sân nhà, với một đoàn quân đa sắc tộc...
KẾT QUẢ WORLD CUP 1994 (Từ 17/6 đến 17/7/1994, tại Mỹ)
- Vô địch: Brazil.
- Á quân: Italia.
- Hạng 3: Thụy Điển.
- Hạng 4: Bulgaria.
- Vua phá lưới: Hristo Stoichkov (Bulgaria, 6 bàn) và Oleg Salenko (Nga, 6 bàn).
- Cầu thủ xuất sắc nhất: Romario (Brazil).