TỔNG QUAN
Nước chủ nhà: Thuỵ Sỹ
Thời gian: 16/06 - 04/07
Số đội tham dự: 16 (từ 4 châu lục)
Vô địch: Tây Đức (danh hiệu đầu tiên)
Á quân: Hungary
Hạng 3: Áo
Hạng 4: Uruguay
Vua phá lưới: Sandor Kocsis (Hungary, 11 bàn)
Số trận đấu: 26
Số bàn thắng: 140
Khán giả đến sân: 768,607 người (trung bình 29,562 người/trận)
Sự bùng nổ kể trên đã giúp World Cup 1954 lập kỷ lục là kỳ giải vô địch thế giới có tỷ lệ ghi bàn thắng bình quân cao nhất (5,38 bàn/trận). Giải đấu này ghi nhận rất nhiều tỷ số đậm đà, như Tây Đức thua Hungary 3-8 ở vòng bảng, Tây Đức thắng Thổ Nhĩ Kỳ 7-2 hay Hàn Quốc bị Hungary vùi dập đến 9-0. Tới hiện tại, kỷ lục về số bàn thắng của World Cup 1954 vẫn chưa bị xô đổ.
PUSKAS - ÔNG VUA KHÔNG NGAI
Đành rằng thua Đức trong trận chung kết World Cup 1954 là bất ngờ quá lớn, khiến “Đội bóng Vàng” Hungary trắng tay. Nhưng số phận của những Puskas, Kocsis, Czibor, Hidegkuti... nghiệt ngã không chỉ ở trận thua ấy. Không thể đăng quang nhưng Ferenc Puskas vẫn được ca ngợi, được tôn vinh.
Cả một thế hệ xuất sắc và đồng đều do HLV Gusztav Sebes gầy dựng rút cuộc chỉ được nhớ đến như một đoàn quân trắng tay, vì quá nhiều chi tiết trớ trêu khác của lịch sử - không chỉ gồm lịch sử bóng đá. Từ năm 1950 đến năm 1956, đội tuyển Hungary thi đấu 50 trận, với thành tích xưa nay không có đội tuyển nào khác theo kịp: thắng 42, hòa 7, thua 1.
Tỷ lệ thắng 91% trong một giai đoạn kéo dài 6 năm là một kỷ lục ở làng cầu quốc tế. Từ tháng 4/1949 đến tháng 6/1957, Hungary ghi bàn trong 73 trận liên tiếp. Đấy cũng là một kỷ lục khó phá.
Trong vòng 4 năm và 1 tháng (6/1950 đến 7/1954), Hungary bất bại, đấy cũng là kỷ lục, tính từ đầu thế kỷ 20 trở đi. Với 84 bàn thắng chỉ trong 85 lần khoác áo đội tuyển, Ferenc Puskas là cây làm bàn số 1 thế giới ở tầm ĐTQG trong thế kỷ 20. Puskas lại cùng Sandor Kocsis làm nên cặp bài trùng huyền thoại, với kỷ lục ghi 159 bàn cho ĐTQG...
Puskas sở hữu chân trái vô cùng khéo léo và ông cùng đồng đội tại ĐT Hungary đã reo rắc sự kinh hoàng cho không ít đối thủ tại World Cup 1954. Cựu tiền đạo này đã ghi 4 bàn, trong đó có bàn mở tỷ số ở trận chung kết thua Tây Đức 2-3. Tiếc rằng Puskas chỉ là “ông vua không ngai” khi không thể cùng Hungary giành ngôi vô địch.
Ở cuộc chạm trán lịch sử trên sân Wembley vào năm 1953 mà báo chí Anh gọi là “trận đấu của thế kỷ”, Hungary thắng đậm 6-3, và thắng theo hình ảnh hủy diệt (4-1 sau 27 phút). Ở trận chung kết Cúp Trung Âu 1953, Hungary đè bẹp Italia với tỷ số 3 bàn không gỡ. Rồi họ thắng Anh 7-1 trong trận đấu vốn được sắp xếp để “quê hương bóng đá” phục thù.
Sau khi trở thành đội đầu tiên ngoài Vương quốc Anh chiến thắng ngay tại Wembley, Hungary lại trở thành đội đầu tiên thắng Uruguay ở trận địa World Cup. Tại World Cup 1954, Hungary toàn thắng 2 trận vòng bảng, ghi đến... 17 bàn, một trong hai trận ấy là thắng Đức 8-3. Trước khi tái ngộ Đức ở trận chung kết của kỳ World Cup ấy, Hungary thắng cả Brazil lẫn Uruguay, ghi đến 4 bàn vào lưới mỗi đội, tổng cộng là 25 bàn trong 4 trận đấu...
Cả một thế hệ xuất sắc và đồng đều do HLV Gusztav Sebes gầy dựng rút cuộc chỉ được nhớ đến như một đoàn quân trắng tay, vì quá nhiều chi tiết trớ trêu khác của lịch sử - không chỉ gồm lịch sử bóng đá. Từ năm 1950 đến năm 1956, đội tuyển Hungary thi đấu 50 trận, với thành tích xưa nay không có đội tuyển nào khác theo kịp: thắng 42, hòa 7, thua 1.
Tỷ lệ thắng 91% trong một giai đoạn kéo dài 6 năm là một kỷ lục ở làng cầu quốc tế. Từ tháng 4/1949 đến tháng 6/1957, Hungary ghi bàn trong 73 trận liên tiếp. Đấy cũng là một kỷ lục khó phá.
Trong vòng 4 năm và 1 tháng (6/1950 đến 7/1954), Hungary bất bại, đấy cũng là kỷ lục, tính từ đầu thế kỷ 20 trở đi. Với 84 bàn thắng chỉ trong 85 lần khoác áo đội tuyển, Ferenc Puskas là cây làm bàn số 1 thế giới ở tầm ĐTQG trong thế kỷ 20. Puskas lại cùng Sandor Kocsis làm nên cặp bài trùng huyền thoại, với kỷ lục ghi 159 bàn cho ĐTQG...
Puskas sở hữu chân trái vô cùng khéo léo và ông cùng đồng đội tại ĐT Hungary đã reo rắc sự kinh hoàng cho không ít đối thủ tại World Cup 1954. Cựu tiền đạo này đã ghi 4 bàn, trong đó có bàn mở tỷ số ở trận chung kết thua Tây Đức 2-3. Tiếc rằng Puskas chỉ là “ông vua không ngai” khi không thể cùng Hungary giành ngôi vô địch.
Ở cuộc chạm trán lịch sử trên sân Wembley vào năm 1953 mà báo chí Anh gọi là “trận đấu của thế kỷ”, Hungary thắng đậm 6-3, và thắng theo hình ảnh hủy diệt (4-1 sau 27 phút). Ở trận chung kết Cúp Trung Âu 1953, Hungary đè bẹp Italia với tỷ số 3 bàn không gỡ. Rồi họ thắng Anh 7-1 trong trận đấu vốn được sắp xếp để “quê hương bóng đá” phục thù.
Sau khi trở thành đội đầu tiên ngoài Vương quốc Anh chiến thắng ngay tại Wembley, Hungary lại trở thành đội đầu tiên thắng Uruguay ở trận địa World Cup. Tại World Cup 1954, Hungary toàn thắng 2 trận vòng bảng, ghi đến... 17 bàn, một trong hai trận ấy là thắng Đức 8-3. Trước khi tái ngộ Đức ở trận chung kết của kỳ World Cup ấy, Hungary thắng cả Brazil lẫn Uruguay, ghi đến 4 bàn vào lưới mỗi đội, tổng cộng là 25 bàn trong 4 trận đấu...
Tóm lại, nếu chỉ dùng những con số để nói về sức mạnh của đội tuyển Hungary trong những năm trước và sau World Cup 1954, người ta sẽ có cảm giác nhàm chán, hoặc giả nghĩ rằng đấy là thời kỳ bóng đá đỉnh cao hãy còn mông muội, nên Puskas và đồng đội mới ghi bàn dễ như vậy.
VINH DANH ĐỘI BÓNG VÀNG
Tất nhiên, không phải như vậy. Cả thế giới ngưỡng mộ Hungary, gọi đấy là “Đội bóng Vàng”, còn vì những nguyên nhân quan trọng khác. Chiến thuật tiên tiến là một trong những chi tiết quan trọng nhất. HLV Sebes không chỉ nghĩ ra sơ đồ chiến thuật mới trong thời kỳ mà cả thế giới còn đang ngưỡng mộ sơ đồ WM. Cái mới của ông còn mang tính đột phá, rất sáng tạo và có cả triết lý nữa.
Có 3 điều quan trọng mà HLV Sebes đi trước thời đại. Thứ nhất, ông khuyến khích các cầu thủ chơi theo nhiều vai trò khác nhau - 20 năm trước khi Hà Lan gây tiếng vang bằng thứ “bóng đá tổng lực” nổi tiếng, mà thực chất Sebes đã nghĩ ra một phần. Thứ hai, ông quản lý ĐTQG theo mô hình của một CLB, làm các thành viên hiểu nhau cả trong lẫn ngoài sân cỏ.
Cuối cùng dĩ nhiên là đấu pháp. Ông kéo lùi trung phong cắm về khu giữa sân, khiến hậu vệ đối phương không biết phải kèm người thế nào cho đúng cách. 60 năm đã trôi qua, cách dùng tiền đạo lùi vẫn còn phổ biến trong bóng đá đỉnh cao, đủ biết cách cầm quân của HLV Sebes ngày xưa có giá trị như thế nào.
Tiếc thay, trận thua duy nhất trong suốt 6 năm của “đội bóng vàng” Hungary lại chính là trận đấu quan trọng nhất trên đời: trận chung kết World Cup 1954, như mọi người đã biết. Bây giờ, người ta nói rằng đội bóng của HLV Sepp Herberger vô địch World Cup 1954 nhờ những chiếc đinh giày mà nhà tài trợ ruột của họ là hãng Adidas nghĩ ra như một phát minh vĩ đại (các tuyển thủ Đức có thể gắn hoặc không gắn đinh vào giày, tùy theo điều kiện mặt sân, và đấy là một ưu thế quan trọng).
Nghe cũng hay. Nhưng, thế sao Đức thua Hungary đến 3-8 ở vòng bảng? Có chút bí ẩn, khi sau này người ta công bố những chiếc xi lanh tìm được trong phòng thay đồ của Đức. Vô nghĩa, bởi nghi vấn doping mãi mãi chỉ là nghi vấn. Hungary còn có thể thua vì một vài tình huống tranh cãi thường thấy, như bàn gỡ 2-2 của Helmut Rahn cho Đức có thể đã phạm luật, hoặc Ferenc Puskas có thể chưa việt vị khi ông bị phủ nhận bàn gỡ 3-3 cho Hungary. Chứng cớ qua phim, ảnh đều không rõ ràng.
Nhưng thật ra, đấy cũng đều là những chi tiết không có giá trị (dù sao đi nữa, trọng tài vẫn có quyền sai). Tóm lại, Hungary đã bất ngờ thua Đức 2-3 ở trận chung kết World Cup 1954, sau khi dẫn trước 2 bàn, và sau khi đã thắng Đức 8-3 ở vòng bảng. Mọi chuyện đều có thể xảy ra trong môn bóng đá, kể cả... phép lạ!
Có 3 điều quan trọng mà HLV Sebes đi trước thời đại. Thứ nhất, ông khuyến khích các cầu thủ chơi theo nhiều vai trò khác nhau - 20 năm trước khi Hà Lan gây tiếng vang bằng thứ “bóng đá tổng lực” nổi tiếng, mà thực chất Sebes đã nghĩ ra một phần. Thứ hai, ông quản lý ĐTQG theo mô hình của một CLB, làm các thành viên hiểu nhau cả trong lẫn ngoài sân cỏ.
Cuối cùng dĩ nhiên là đấu pháp. Ông kéo lùi trung phong cắm về khu giữa sân, khiến hậu vệ đối phương không biết phải kèm người thế nào cho đúng cách. 60 năm đã trôi qua, cách dùng tiền đạo lùi vẫn còn phổ biến trong bóng đá đỉnh cao, đủ biết cách cầm quân của HLV Sebes ngày xưa có giá trị như thế nào.
Tiếc thay, trận thua duy nhất trong suốt 6 năm của “đội bóng vàng” Hungary lại chính là trận đấu quan trọng nhất trên đời: trận chung kết World Cup 1954, như mọi người đã biết. Bây giờ, người ta nói rằng đội bóng của HLV Sepp Herberger vô địch World Cup 1954 nhờ những chiếc đinh giày mà nhà tài trợ ruột của họ là hãng Adidas nghĩ ra như một phát minh vĩ đại (các tuyển thủ Đức có thể gắn hoặc không gắn đinh vào giày, tùy theo điều kiện mặt sân, và đấy là một ưu thế quan trọng).
Nghe cũng hay. Nhưng, thế sao Đức thua Hungary đến 3-8 ở vòng bảng? Có chút bí ẩn, khi sau này người ta công bố những chiếc xi lanh tìm được trong phòng thay đồ của Đức. Vô nghĩa, bởi nghi vấn doping mãi mãi chỉ là nghi vấn. Hungary còn có thể thua vì một vài tình huống tranh cãi thường thấy, như bàn gỡ 2-2 của Helmut Rahn cho Đức có thể đã phạm luật, hoặc Ferenc Puskas có thể chưa việt vị khi ông bị phủ nhận bàn gỡ 3-3 cho Hungary. Chứng cớ qua phim, ảnh đều không rõ ràng.
Nhưng thật ra, đấy cũng đều là những chi tiết không có giá trị (dù sao đi nữa, trọng tài vẫn có quyền sai). Tóm lại, Hungary đã bất ngờ thua Đức 2-3 ở trận chung kết World Cup 1954, sau khi dẫn trước 2 bàn, và sau khi đã thắng Đức 8-3 ở vòng bảng. Mọi chuyện đều có thể xảy ra trong môn bóng đá, kể cả... phép lạ!
BẠN CÓ BIẾT?
Hai cái tên Fritz Walter và Ottmar Walter gợi sự chú ý đặc biệt với không ít CĐV tại World Cup 1954 bởi họ là cặp anh em ruột đầu tiên trong lịch sử cùng lên ngôi vô địch World Cup. Cả Fritz lẫn Ottmar đều khoác áo đội Tây Đức trong trận chung kết World Cup 1954. Đáng tiếc, anh em nhà Walter đã không ghi được bàn thắng nào trong trận đấu này. Trước đó, mỗi người đã ghi 2 bàn giúp Đức thắng Áo 6-1 ở vòng bán kết.