“Năm 1982, tôi chuẩn bị tốt nghiệp trường ĐH Sân khấu điện ảnh, một ngưỡng cửa quan trọng với đời người. Nhưng không vì mùa thi mà ngó lơ mùa bóng đá được! Nhà tôi ở phố Hàng Bài (Hà Nội) nhưng lúc đó tivi chưa có nên đến giải là toàn phải sang nhà hàng xóm xem.
Chạy bộ đi xem nhờ bóng đá nhưng chẳng sao cả bởi quan trọng là khi đến nơi, được chăm chú với cái tivi là nhất rồi! Và chính việc được tận mắt xem World Cup qua tivi, nó giúp mình nhớ dai và bây giờ có thể đọc vanh vách những gì diễn ra ở đất nước Tây Ban Nha năm đó, hơn là việc đọc thông tin trận đấu qua báo chí hay nghe radio. Năm đó, cái ý chí quật cường của ĐT Italia đã chinh phục trái tim tôi”.
2. ĐỘI TUYỂN NHẴN MẶT NHẤT
“Nhiều người đã hỏi tôi, tại sao cứ thích ĐT Anh vốn ít làm nên trò trống gì ở những giải đấu lớn. Quả thật, nếu so với Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan hay Brazil, ĐT Anh chẳng là gì cả, nhưng lý do tôi thích Tam sư vì… nhẵn mặt cầu thủ của đội này. Các bạn thử nghĩ xem, ĐT Anh với phần lớn các cầu thủ đang chơi ở giải Ngoại hạng Anh, tuần nào chả xem hết trận này đến trận kia trên đủ các đài truyền hình, nên tôi yêu mến họ lan đến tận lúc lên khoác áo đội tuyển quốc gia. Xem cầu thủ mình nhẵn mặt nó khoái, biết quả này cậu ấy định sút thế nào, cản phá ra sao chứ…”.
3. TIẾC NUỐI LỚN NHẤT Ở KỲ WORLD CUP NÀY
“ĐT Anh có nhiều hảo thủ nhưng tôi vẫn khoái xem tiền vệ Theo Walcott nhất. Cậu ấy như “đứa con thần gió”, quả nào ra biên kiểu gì cũng làm nên chuyện. Thứ bóng đá tốc độ, kỹ thuật và cái duyên ghi bàn của cậu ấy làm tôi mê hoặc. Nhưng tiếc là World Cup 2014, Theo Walcott vắng mặt vì chấn thương. Tin này làm tim tôi rạn vỡ vì lỡ mất dịp xem cậu ấy làm mưa, làm gió bên đường biên”.