Bóng Đá Plus trên MXH

Số phận các đội bóng châu Phi sẽ khác nếu biết lựa chiến thuật
13:29 ngày 24/06/2014
Sau lượt đấu đầu tiên của vòng bảng, 3 đội châu Phi đã ra quân thất bại (Cameroon, Algeria, Ghana) và chỉ có duy nhất 1 đội giành chiến thắng là Bờ Biển Ngà. Ở loạt trận thứ hai, Cameroon đã nhanh chóng bị loại. Đâu là nguyên nhân khiến bóng đá châu Phi thất thế? Phải chăng do tư duy chiến thuật.

    Xưa nay, các VĐV gốc Phi vẫn được coi là có nền tảng thể lực tốt nhất thế giới. Khoa học đã lý giải, người gốc Phi mang một đoạn gene có tên Alpha-actinin-3, hay viết tắt là ACTN3, đoạn gene cho phép họ dẻo dai hơn và có tốc độ bứt phá hơn. Chính nhờ vào điều đó, nhiều môn thể thao được coi là sân chơi riêng của các VĐV gốc Phi.

    Vậy thì với thể chất ưu đãi bởi tự nhiên như thế, các ĐTQG châu Phi thất bại chắc chắn bởi họ không có được tư duy chiến thuật tốt như các ĐTQG châu Âu hẳn là một nhận định logic và xác đáng. Tuy nhiên, không hẳn như vậy hoàn toàn.

    Hiện tại, đa số các tuyển thủ châu Phi đều đang chơi bóng chuyên nghiệp ở châu Âu và họ quá thấm nhuần triết lý bóng đá hiện đại nhất của thế giới. Hơn nữa, việc các LĐBĐ châu Phi sử dụng các HLV châu Âu cũng là chuyện phổ thông. Thế nên, cầu thủ châu Phi không thể lạc hậu về chiến thuật tới mức thua kém xa các đồng nghiệp Âu châu của mình được.

    Vậy thì đâu là lý do để châu Phi càng ngày càng mờ nhạt ở World Cup? Lý do rất cơ bản. Nó nằm ở chính việc triết lý bóng đá pressing đã lên ngôi đến mức trở thành thông dụng ở mọi nền bóng đá, từ Âu tới Mỹ. Việc lối đá pressing trở thành thời thượng đã yêu cầu các cầu thủ phải tập quen với một cường độ vận động cao hơn nhiều lần, và do đó, nó cũng khiến họ phải cải thiện nền tảng thể lực hơn hẳn thế hệ cha anh.

    Chính vì thế, chênh lệch thể lực giữa cầu thủ châu Âu với cầu thủ gốc Phi đã không còn nhiều. Do đó, lợi thế về thể lực của châu Phi cũng không còn là vượt trội so với những đồng nghiệp da trắng nữa, ít ra là ở lĩnh vực bóng đá. Thế nên, châu Phi trước đây dù thua xa châu Âu chiến thuật nhưng còn có lợi thế thể lực bù đắp. Bây giờ, khi họ tiệm cận châu Âu về tư duy chiến thuật thì người châu Âu lại có thể lực cải thiện hơn nhiều. Xem ra, tương quan cân bằng cho cả hai khá rõ ràng.

    Và ở thời điểm của sự cân bằng tương đối này, điểm yếu thực sự của cầu thủ gốc Phi mới thể hiện. Người gốc Phi vốn dĩ có đặc tính xương nặng hơn bất kỳ chủng tộc nào. Thêm vào đó, tóc, râu, lông… của họ lại giữ nước lâu hơn hẳn. Chính các yếu tố tự nhiên ấy khiến người gốc Phi dù nhanh nhẹn nhưng lại thiếu độ thanh thoát và cơ động cần thiết khi hoạt động ở cường độ cao.

    Lý do cuối cùng khiến các đội bóng châu Phi mãi vẫn chưa gây được ấn tượng, chính là tâm lý. Thoát ly khỏi một châu lục nghèo từ khi quá sớm để lập nghiệp, người gốc Phi trở nên biệt lập hơn và ít tính tập thể hơn. Bởi vậy, họ không thể hoạt động tốt trong một tập thể như người gốc Âu hay Á. Mà bóng đá, mỉa mai thay, lại không phải là sân chơi của những con người đơn lẻ bao giờ…
    Anh Linh • 13:29 ngày 24/06/2014

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Cùng chuyên mục
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay